Tác dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng mà bạn có thể dễ dàng ứng dụng
- Chống co giật ở trẻ em:
Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
- Chữa mệt mỏi:
Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
- Bồi bổ cho sản phụ:
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Để phát huy công dụng của cây đinh lăng trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
- Thông tia sữa, căng vú sữa:
Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Cách sử dụng toàn bộ cây đinh lăng hợp lý
- Cách sử dụng lá cây đinh lăng
Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch tỉa dần trong năm. Khi lá già, mầu sậm lại ta sẽ tỉa và dùng dần. Lá khô dùng làm gối, hoặc làm trà, sắc uống chữa bệnh. Lá là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ.
- Cách sử dụng cành đinh lăng
Thường được các hộ thu mua,trồng cây chặt thành từng đoạn để làm giống. Khi mà cơn sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người người nhà nhà rủ nhau trồng đinh lăng. Thì việc thân cành cây này chỉ để làm giống, chứ ít nơi băm sấy nấu nước
- Cách sử dụng thân cây
Thân cây đinh lăng chính là phần to nhất của cây đinh lăng. Đây là phần nổi trên mặt đất .Vỏ mầu xanh sậm đến xám ghi. Phần này thường có kích cỡ to 3-7cm. Không thể làm hom giống do tái sinh kém hơn cành. Phần thân này các địa điểm thu mua thường cho vào Máy thái cây thuốc, dược liệu 3A3Kw cắt thành miếng lát. Mỗi lát dày 0,5cm sau đó cho vào sấy khô.
Miếng thân cành sấy khô này sẽ được bán cho các hiệu thuốc đông y phục vụ các bài thuốc có sử dụng vị đinh lăng. Đây chưa phải là phần tốt nhất. Nhưng giá trị của nó chỉ xếp sau rễ củ đinh lăng.
- Sử dụng rễ củ đinh lăng
Đây là phần bổ nhất của cả cây đinh lăng,các rễ này là nơi tập trung Saponin nhiều nhất. Màu rễ vàng trắng,khi phơi đi rất ngót. Do phần lõi gỗ trong rễ nhỏ. Giá của rễ đinh lăng thường cao. Sử dụng rễ để ngâm rượu hoặc sắc thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh xương, khớp.
Các đơn thuốc bài thuốc khác có rễ củ cây Đinh lăng
1. Chữa liệt dương, di tinh
Củ cây Đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12 gram; trâu cổ, cao ban long mỗi vị 8 gram, sa nhân 6 gram. Sắc uống trong ngày.
2. Chữa nóng sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, nóng trong người, đau tức ngực, nước tiểu màu vàng
Củ cây đinh lăng tươi 30 gram, lá hoặc vỏ chanh 10 gram, vỏ quýt 10 gram, rễ sài hồ 20 gram, lá tre 20 gram, cam thảo dây 30 gram, rau má 30 gram, chua me đất 20 gran. Tất cả thái nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa bệnh viêm gan mạn tính
Củ cây đinh lăng 12 gram, nhân trần 20 gram, ý dĩ 16 gram, chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì mỗi vị 12 gram; uất kim, ngưu tất mỗi vị 8 gram. Sắc uống ngày 1 lần.
4. Chữa bệnh thiếu máu
Củ cây đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh mỗi vị 100 gram; tam thất 20 gram, tán nhỏ, rây bột sắc uống, mỗi ngày 100 gram.
5. Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức tay chân, phong thấp
Củ cây Đinh lăng 12 gram, Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8 gram, Vỏ quít, Quế chi 4 gram, cho vào 600 ml nước sắc còn 250 ml, Quế chi chỉ cho vào khi nấu gần xong. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
6. Phụ nữ tắc tia sữa, bài này giúp tăng lượng sữa cho con bú
Củ cây Đinh lăng 40 gram, gừng tươi 3 lát, đổ 600 ml nước sắc còn 300 ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
7. Ho suyễn mãn tính
Dùng rễ củ cây Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8 gram, Xương bồ 6 gram, Gừng khô 4 gram, đổ vào 600 ml nước sạch sắc còn khoảng 250 ml. Uống lúc còn ấm. Chia ra ngày uống 2 lần.
Đăng nhận xét